Thông tin hoạt động
Chủ Nhật, Ngày 28/01/2024, 17:00
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/01/2024
Sáng 24-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC), Chuyển đổi số, Đề án 06 và Thành phố thông minh (BCĐ) năm 2023; triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.​

Tham dự có ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương. Hội nghị được trực tuyến đến các điểm cầu huyện, thị xã, thành phố.

Nhiều chuyển biến tích cực

Theo báo cáo, năm 2023, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số đạt nhiều kết quả nổi bật, nhất là việc chuyển dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức 3, mức 4 thành DVC trực tuyến đủ điều kiện thực hiện toàn trình, một phần, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến và DVC trực tuyến đủ điều kiện không nhận hồ sơ giấy trên địa bàn tỉnh. Việc rà soát TTHC nội bộ, xây dựng quy trình nội bộ, số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC, xây dựng eform, thanh toán trực tuyến, tháo gỡ những điểm nghẽn, tồn tại trong cải cách TTHC và chuyển đổi số thông qua Bộ Chỉ số 766 và Chỉ số CCHC... đã góp phần tích cực vào kết quả cải cách TTHC gắn chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

IMG_toancanhhoinghi8492.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Công tác chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả, đặt nền tảng cho việc xây dựng Chính quyền số và hình thành kinh tế số, xã hội số. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghê thông tin, chuyển đổi số tại cơ quan hành chính các cấp được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kết quả đạt được của Đề án 06 trong năm 2023 khá rõ nét và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện qua các nhiệm vụ hoàn thành được lượng hóa cụ thể thông qua các chỉ tiêu, tỷ lệ đạt được và đảm bảo tiến độ đề ra, như: cấp Căn cước công dân (CCCD), kích hoạt tài khoản VNeID, định danh điện tử, cung cấp 25/25 DVC thiết yếu và 6/6 DVC theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 177/177 (100%) cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chíp, 31 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe. Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư 100% ngành Tư pháp, Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ.

z5095452403092_33da381237b3be3a2b3dfb829dda41b5.jpg

Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số của tỉnh Bình Dương​ đạt nhiều kết quả nổi bật

Kết quả CCHC theo Bộ Chỉ số 776 năm 2023, tỉnh Bình Dương đạt 80,21/100 điểm, xếp hạng 08/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, xếp loại Tốt, tăng 22,36 điểm và tăng 5 hạng so với năm 2022, đạt mục tiêu vào TOP 10 của cả nước.

Cấp huyện có 08/09 địa phương đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm, xếp loại Tốt và 01/09 địa phương đạt từ 70 đến dưới 80 điểm, xếp loại Khá. Như vậy, 100% đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương được xếp loại từ Khá trở lên, vượt so với mục tiêu phấn đấu 100% UBND cấp huyện có kết quả xếp loại từ Trung bình trở lên (trong đó, 50% UBND cấp huyện có kết quả xếp loại từ Khá trở lên).

Nỗ lực bứt phá trong năm 2024

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những cách làm hay, đồng thời phân tích làm rõ những mặt hạn chế và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới. Ông Nguyễn Trường Thi – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, nguồn lực để thực hiện công tác chuyển đổi số cho các cơ quan Nhà nước còn thiếu, về kinh phí vẫn còn khó khăn, mặc dù đã được quan tâm, ưu tiên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ liên quan chủ yếu kiêm nhiệm, thường mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được bố trí 01 nhân sự làm công tác công nghệ thông tin. Mặt khác, hạ tầng kết nối các cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, đôi khi mất kết nối liên thông, đầu mối tiếp nhận Cổng DVC quốc gia đôi khi quá tải, chưa đáp ứng nhu cầu của tổ chức, đơn vị, cá nhân. Về góc độ ngành Công Thương, ông cho rằng, một số lĩnh vực mới còn thiếu các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện (như hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực thương mại điện tử...); một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm, không đủ nguồn lực để thực hiện công tác chuyển đổi số...

IMG_ôngHPTA8511.jpg

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng chia sẻ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trong cấp phép xây dựng

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số của ngành, lãnh đạo Sở Công Thương đề ra các giải pháp: Đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện cho thị thường thương mại điện tử, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực của ngành; thử nghiệm và triển khai hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh gắn liền với hệ thống Chính quyền điện tử trên cơ sở hệ thống nền tảng đặt tại Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. Thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và người tiêu dùng, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, đặc biệt chú trọng đối với các thị trường quốc tế. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp số có quy mô lớn và uy tín trong nước và quốc tế tổ chức tập huấn, đào tạo cho các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp…; ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở…

Đối với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trong cấp phép xây dựng, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Sở sẽ tiếp tục rà soát để cấu hình vào quy trình cấp phép xây dựng một số đơn vị để lấy ý kiến trong công tác cấp giấy phép hạ tầng kỹ thuật như: Phòng cháy, chữa cháy, viễn thông... Đồng thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, VNPT nghiên cứu việc báo tin nhắn đến đơn vị được lấy ý kiến trong công tác cấp phép xây dựng khi có hồ sơ chuyển đến và cảnh báo hồ sơ đến hạn cho ý kiến, App để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ. Nghiên cứu cấu hình quy trình toàn trình, liên thông đối với các thủ tục thẩm định. Hoàn thành phần mềm cấp phép xây dựng và thẩm định xây dựng để triển khai trên toàn địa bàn tỉnh.

Chia sẻ một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành, ông Phạm Văn Bông – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2023, tổng số TTHC của Sở đã giải quyết cho người dân và doanh nghiệp hơn 34.000 thủ tục (chiếm khoảng 1/3 số TTHC của cả tỉnh); trong đó, 97% TTHC giải quyết trước hạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC đạt tỷ lệ 100%. Sở đã triển khai áp dụng thanh toán tiền sử dụng nước qua ngân hàng để hạn chế không sử dụng tiền mặt; đến nay đã có 10.541 hộ dân đã áp dụng hình thức thanh toán tiền sử dụng nước không dùng tiền mặt. Tổ chức Hội thảo về các giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp cho các trang trại, Hợp tác xã, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Mobifone tỉnh Bình Dương tập huấn chuyển đổi số giải pháp truy xuất nguồn gốc và quản trị sản xuất bằng công nghệ BlockChain cho 73 người dân xã Bạch Đằng và khảo sát, lựa chọn 03 hộ dân tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mTrace (Mã xác thực); đưa hơn 140 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử. Triển khai thực hiện các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác chuyên môn như: Phần mềm quản lý hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, Phần mềm quản lý sản xuất FaceFarm, ứng dụng Flycam trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

IMG_ôngVVM8495.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương những kết quả đạt được trong công tác CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh năm 2023.

Năm 2024, Bí thư nhấn mạnh yêu cầu nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác chuyển đổi số, CCHC, xây dựng Chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh. Trước hết là trách nhiệm người đứng đầu cần đổi mới tư duy trong công tác điều hành, tổ chức.

Xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, đô thị thông minh không có điểm dừng, đòi hỏi phải luôn đổi mới, cải cách và sáng tạo. BCĐ các cấp, các sở ngành căn cứ chỉ tiêu của Trung ương, của tỉnh xây dựng kế thiết kế công việc cụ thể cho sở ngành mình, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Phối hợp với HĐND tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ đối với các sở, ngành, địa phương về công tác CCHC…

IMG_oongVVMkhen thuong8515.jpg

Khen thưởng 16 tập thể có thành tích xuất sắc trong CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh năm 2023

IMG_trothuongchotapthe7668519.jpg 

Khen thưởng 28 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Bộ Chỉ số 766​​

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 16 tập thể có thành tích xuất sắc trong CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06 và Thành phố thông minh năm 2023 và 28 tập thể c​ó thành tích xuất sắc trong thực hiện Bộ chỉ số 766.

Nguồn: Trích Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.

Lượt người xem:  Views:   1129
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - Home

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Media

Audio

Tag

Tin liên quan

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin hoạt động