Thông tin hoạt động
Chủ Nhật, Ngày 18/12/2022, 20:00
Nâng cao trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh, sản xuất trong công tác phòng cháy chữa cháy
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/12/2022
Thời gian qua toàn quốc xảy ra nhiều vụ cháy nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh gây thiệt hại năng nề về người và tài sản. Do đó, bên cạnh các giải pháp của lực lượng chức năng, để đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cần có sự chung tay, ý thức trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh, sản xuất.

Những nguyên nhân dễ dẫn đến cháy

Nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thường là loại hình nhà xây dựng tự do và không theo quy hoạch. Do hồ sơ thiết kế xin phép là xây dựng nhà ở, nên hầu hết không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sang dạng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thì cải tạo, sữa chữa lại. Chính vì vậy, khi đưa vào sử dụng sẽ không bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC hoặc không phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, do chuyển đổi mục đích từ nhà ở sang kinh doanh nên thường mắc thêm phụ tải hoặc lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn dẫn đến quá tải đường dây dẫn điện. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy như:  dùng dây dẫn điện, thiết bị tiêu thụ điện kém chất lượng; kỹ thuật đấu nối không đúng;…

Mặt khác do diện tích nhà nhỏ, phải tận dụng tối đa diện tích, kể cả cầu thang, hành lang để hàng hoá dễ cháy; nơi đun nấu, thờ cúng ở gần sát với các vật liệu, chất dễ cháy. Đây là những hoạt động có nguy cơ phát sinh cháy, nổ cao. Cùng với đó các hộ gia đình không trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu, hoặc có nhưng thiếu về số lượng và không đảm bảo chất lượng; không biết thao tác, sử dụng dụng cụ và phương tiện chữa cháy, chính là những hạn chế trong công tác PCCC tại chỗ.

Qua điều tra về các vụ cháy, nổ ở loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất, theo Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, có bốn nhóm nguyên nhân chính: Ý thức chấp hành về quy định an toàn phòng cháy của chủ cơ sở còn hạn chế; người lao động tại các nhà ở này còn xem nhẹ công tác an toàn cho chính bản thân mình trong quá trình lao động, làm việc; vi phạm các quy định an toàn PCCC trong việc sử dụng điện, sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng; vi phạm các quy định an toàn PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt trong quá trình kinh doanh, sản xuất.

chuadokd.jpg 

Việc tận dụng tối đa diện tích nhà ở để chứa hàng hóa sản xuất, kinh doanh là một trong những nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ

Các biện pháp phòng tránh

Dạng nhà xây dựng hình ống liền kề, san sát nhau không có khoảng cách an toàn PCCC và lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan, đặc biệt là không có giải pháp chống tụ khói, khi có cháy. Do đó, ngoài gây thiệt hại lớn về tài sản, còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người do nạn nhân không thể thoát nạn được và bị chết ngạt vì khói. Việc tiếp cận hiện trường vụ cháy gặp nhiều khó khăn như: Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp cản trở vì giao thông chật hẹp; nguồn nước chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu;…

Ngoài ra, kiểu nhà này thường chỉ có một cầu thang và có một cửa thoát nạn ở phía trước, thậm chí, còn làm bằng cửa kéo, cửa cuốn không bảo đảm an toàn. Phía trước mặt tiền thường treo biển quảng cáo, bảng hiệu bằng vật liệu dễ cháy, xung quanh thường được bao bọc bằng lồng sắt để bảo vệ. Đây chính là một trong các nguyên nhân nạn nhân không thể thoát nạn và dẫn đến chết nhiều người khi xảy ra cháy, nổ.

cuanhakd.jpg 

Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thường chỉ có một cửa chính ra vào ở phía trước và cũng là lối thoát nạn duy nhất khi xảy ra cháy, nổ

Để giảm số vụ cháy, cũng như những thiệt hại về tải sản và tính mạng con người đối với dạng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, bản thân chủ hộ kinh doanh, sản xuất và mỗi cá nhân cần nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy. Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Bảo đảm an toàn PCCC như: tuân thủ quy định về lối thoát nạn; sân thượng phải bố trí thông thoáng, có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định; cửa lên tầng mái nếu có khóa cửa thì phải thiết kế dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong; không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên; bảo đảm quy định an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện;…

kynangPCC.jpg 

Tập huấn kỹ năng PCCC cho các chủ hộ nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Cùng với đó là nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, Công an các cấp trong công tác quản lýCông an và các sở, ban, ngành phải chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo đảm an toàn PCCC; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC  theo phân công, phân cấp; phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các cấp trên địa bàn quản lý tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chủ hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định về an toàn PCCC; các sở, ban, ngành và công ty điện lực cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với Công an, UBND các cấp tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất.

hinhPCCC.jpg 

Hình ành tập huấn cứu nạn, cứu hộ PCCC đối với  dạng nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Nguồn: Trích Trang Thông tin điện tử Sở Xây dựng.

Lượt người xem:  Views:   3497
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - Home

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Media

Audio

Tag

Tin liên quan

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin hoạt động