LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Thứ 2, Ngày 23/09/2019, 12:00
Nghiệm thu các Dự thảo Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/09/2019 | Thái Văn Tiên
Ngày 18/9/2019, Hội đồng KHCN chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu kết quả thực hiện 02 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, bao gồm: Dự thảo TCVN “Khảo sát xây dựng - Phương pháp nén ngang trong hố khoan”, mã số TC 80-16, do Trường Đại học Xây dựng biên soạn; Dự thảo TCVN “Nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và đất lún ướt - yêu cầu về thiết kế”, mã số TC 18-15, do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng thực hiện.

Toàn cảnh họp của Hội đồng nghiệm thu

Theo TS. Lê Thiết Trung, chủ nhiệm nhiệm vụ biên soạn Dự thảo TCVN “Khảo sát xây dựng - Phương pháp nén ngang trong hố khoan”, các phương pháp tính toán thiết kế địa kỹ thuật thường dựa chủ yếu vào các kết quả thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường, tuy nhiên, trong nền đất yếu, nền đá, nền đất rời (ví dụ sỏi, cuội,…), không lấy được mẫu nguyên dạng thì phương pháp tính toán gặp nhiều khó khăn, kết quả tính toán có độ tin cậy không cao. Thí nghiệm nén ngang được thực hiện trong hố khoan là phương pháp thí nghiệm hiện trường hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi tính ưu việt, có thể áp dụng cho cả nền đất yếu, trong bùn và thậm chí cả trong nền đá. Đặc biệt trong các trường hợp nền đất rời (ví dụ sỏi, cuội, nhiều dị vật trong bãi thải,…), không lấy được mẫu thì phương pháp này phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho phương pháp thí nghiệm này, vì vậy, việc biên soạn TCVN “Khảo sát xây dựng - Phương pháp nén ngang trong hố khoan” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

 Dự thảo Tiêu chuẩn “Khảo sát xây dựng - Phương pháp nén ngang trong hố khoan” được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn Pháp NF P 94-110-1 năm 2000. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về thiết bị và phương pháp thí nghiệm nén ngang trong hố khoan trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế nền móng. Đây là tiêu chuẩn phương pháp thử, có nội dung tổng hợp, được biên soạn như là một hướng dẫn kỹ thuật thí nghiệm từ việc quy định quy cách thiết bị, hiệu chỉnh thiết bị đến lắp đặt thiết bị tại hiện trường, thực hiện thí nghiệm và chỉnh lý, báo cáo kết quả thí nghiệm. 

Theo TS. Trần Huy Tấn - chủ nhiệm nhiệm vụ biên soạn TCVN “Nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và đất lún ướt - yêu cầu về thiết kế”, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và đất lún ướt. Trong khi đó, khu vực Đông Bắc Bộ nước ta là địa bàn khai thác mỏ (chủ yếu là than) với diện tích rất lớn và hiện khu vực này đang có tốc độ phát triển đô thị nhanh, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đất lún ướt tuy không phân bố rộng rãi ở nước ta nhưng các khảo sát cho thấy đất trung du Bắc Bộ ở một số nơi có biểu hiện tính lún ướt và một số sự cố công trình liên quan đến loại đất này đã được phát hiện. Do vậy, các chỉ dẫn liên quan đến xây dựng nhà và công trình trong các khu vực nói trên là cần thiết.

Dự thảo Tiêu chuẩn “Nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và đất lún ướt - yêu cầu về thiết kế” được biên soạn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn gốc SP 21.13330 của Nga phiên bản mới nhất năm 2012. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho việc thiết kế nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và vùng đất lún ướt; không áp dụng để thiết kế các công trình thủy công, đường giao thông, sân bay…v.v; đồng thời cũng không áp dụng cho thiết kế nhà và công trình trong khu vực địa chấn từ cấp 7 trở lên.

Tại cuộc họp, các ủy viên phản biện  là PGS.TS Đoàn Thế Tường (Hội Địa kỹ thuật) và TS. Nguyễn Anh Dũng (Công ty Địa kỹ thuật - môi trường) và các thành viên của Hội đồng đánh giá 02 Dự thảo TCVN: “Khảo sát xây dựng - Phương pháp nén ngang trong hố khoan” và “Nhà và công trình trong vùng khai thác mỏ và đất lún ướt - yêu cầu về thiết kế” có nội dung phù hợp thực tế và có tính khả thi cao tại Việt Nam; Nội dung các dự thảo TCVN bám sát tiêu chuẩn gốc, tuy nhiên vẫn còn một số thuật ngữ và đoạn văn chưa biên dịch sát nghĩa. Cả hai dự thảo tiêu chuẩn đều có một số lỗi về thể thức trình bày văn bản tiêu chuẩn theo quy định.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, Vụ trưởng Vụ KHCN và môi trường Bộ Xây dựng, PGS.TS Vũ Ngọc Anh tổng hợp ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng đối với 02 dự thảo TCVN nói trên và  lưu ý các nhóm biên soạn tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng để gửi sang Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và công bố.

Cả 02 dự thảo tiêu chuẩn TCVN đã được Hội đồng nghiệm thu thông qua với kết quả xếp loại Khá.


trích nguồn moc.gov.vn

Lượt người xem:  Views:   1016
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - TJ

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

TinMoiNhat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG