Lĩnh vực Phát triển đô thị - Hạ tầng
Chủ Nhật, Ngày 31/07/2022, 10:00
Quy định pháp luật về phân loại đô thị phải phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quy hoạch
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/07/2022
Hoàn thiện thể chế, chính sách là một trong những vấn đề quan trọng của tiến trình phát triển bền vững đô thị. Trong đó, việc sớm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là thực sự cần thiết nhằm góp phần bảo đảm cho các quy định của pháp luật về phân loại đô thị phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quy hoạch, phát triển của các đô thị trên cả nước.

Khắc phục bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản 775/UBTVQH14-PL và văn bản số 4357/TB-TTKQH của Tổng Thư ký Quốc hội thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 55, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tổng hợp các đề xuất, vướng mắc khó khăn của địa phương để kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210.

Tiếp đó, ngày 01/9/2021, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 17/TTr-BXD trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1266/TTg-CN thông qua nội dung hồ sơ và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị; đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.

Bộ Xây dựng cho biết, qua quá trình thực hiện công tác phân loại đô thị đã ghi nhận một số vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị quyết số 1210/UBTVQH13 cho phù hợp. Các vướng mắc, bất cập được chia thành 3 nhóm: (1) Một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật; (2) Một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn; (3) Một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định tại Nghị quyết số 1210.

Do vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210 là thực sự cần thiết nhằm mục đích: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị quyết 1210, chú trọng đánh giá về chất lượng đô thị; bổ sung các quy định phân loại đô thị áp dụng đối với các đô thị có yếu tố đặc thù về vùng miền, văn hóa, an ninh quốc phòng; vùng khó khăn, vùng thiên tai hoặc chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu; đồng bộ, thống nhất các quy định về phân loại đô thị, thành lập và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình phân loại đô thị và sau khi đã được công nhận loại đô thị.

 

Phân loại đô thị áp dụng vùng miền và đặc thù

Phân loại đô thị áp dụng vùng miền và đặc thù

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 9 về phân loại đô thị áp dụng vùng miền và đặc thù. Theo đó, dự thảo sửa đổi bổ sung các quy định áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền bao gồm đối với các đô thị thuộc 6 vùng kinh tế - xã hội sẽ được quy định áp dụng về quy mô dân số, mật độ dân số theo các hệ số khác nhau trên cơ sở đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm phát triển đô thị và phân bố dân cư; các đô thị có đường biên giới quốc gia, đô thị hải đảo, đô thị thuộc các địa bàn có điều kiện- kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đô thị chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu sẽ được áp dụng các quy định về quy mô dân số, mật độ dân số và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan theo các hệ số khác nhau.

Cơ sở xác định các đô thị này trong thực hiện phân loại sẽ căn cứ các danh mục được xác định theo đặc điểm tự nhiên (có đường biên giới và hải đảo) và danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thực hiện ưu tiên đầu tư và danh mục các đô thị chịu tác động của Biến đổi khí hậu.

Áp dụng phân loại đô thị đối với đô thị có tính chất đặc thù, dự thảo quy định 2 trường hợp đặc thù, đó là đối với đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về việc bảo tồn phát huy giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã được cấp quốc gia và quốc tế công nhận thì các tiêu chí phân loại đô thị có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng trừ các nhóm tiêu chuẩn về giao thông, vệ sinh môi trường và kiến trúc, cảnh quan đô thị thuộc tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan phải đạt mức quy định của loại đô thị tương ứng; đối với đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị được quy hoạch, áp dụng công nghệ, kỹ thuật số để phát triển thành đô thị thông minh - sáng tạo, khoa học- công nghệ thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải đạt mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Quy định rõ trách nhiệm đối với công tác phân loại đô thị

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung một điều về trách nhiệm quản lý, kiểm tra công tác phân loại đô thị và sau khi được công nhận loại đô thị, theo đó quy định rõ trách nhiệm đối với công tác phân loại đô thị, đánh giá phân loại đô thị đối với các đô thị con chưa đạt một số tiêu chuẩn, đô thị thực hiện thành lập, điều chỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính.

Dự thảo cũng sửa đổi mang tính kỹ thuật về tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị, cách tính điểm phân loại đô thị, cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung phần Phụ lục các tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị. Tổng số tiêu chuẩn là 63 tiêu chuẩn, trong đó bổ sung thêm 4 tiêu chuẩn, trong đó có 7 tiêu chuẩn được hủy bỏ; bổ sung, thay thế 11 tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn đối với phường, bổ sung thêm 1 tiêu chuẩn, sửa đổi bổ sung tên 3 tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn đối với quận, bổ sung thêm 2 tiêu chuẩn, sửa đổi bổ sung tên 3 tiêu chuẩn; Bổ sung vào cách tính điểm cách xác định ngoại thành ngoại thị và nội thành nội thị.

Kiến nghị bổ sung các tiêu chuẩn quy định cho đô thị công nghiệp, du lịch, sinh thái

Quan tâm đến nội dung tại dự thảo Nghị quyết, Tổng hội Xây dựng Việt Nam kiến nghị xem xét bổ sung các tiêu chuẩn quy định cho các đô thị du lịch, công nghiệp, giáo dục đào tạo, sinh thái để khuyến khích các đô thị có tính chuyên sâu, nổi bật. Ngoài ra, nên bổ sung phần định nghĩa, khái niệm về đô thị đặc thù trong phần phụ lục…

Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, dự thảo Nghị quyết sửa đổi lần này bổ sung thêm đô thị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, đô thị thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc chịu tác động từ biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai thuộc danh mục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, điều chỉnh tách riêng đô thị có đường biên giới quốc gia là cần thiết và phù hợp đáp ứng đúng thực tế phân bố dân cư và đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc thù về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử.

Ngoài các yếu tố đặc thù nói trên, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung các tiêu chuẩn quy định cho các đô thị du lịch, công nghiệp, giáo dục đào tạo, sinh thái để khuyến khích các đô thị có tính chuyên sâu, nổi bật. Trong đó, nên bổ sung phần định nghĩa, khái niệm về đô thị đặc thù trong phần phụ lục.

Riêng đối với các đô thị có đường biên giới với đô thị thuộc nước láng giềng, cần có các quy định về tiêu chí để đảm bảo sự tương đồng với đô thị bên quốc gia láng giềng, đồng thời góp phần bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh vùng biên giới.

Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, việc xem xét nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 cần được xem xét đồng bộ với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Vì đây là hai văn bản pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về các tiêu chuẩn đô thị. Ví dụ, trong 1210 sửa đổi quy định quy mô dân số của đô thị loại V có đường biên giới quốc gia tối thiểu đạt 50% mức quy định, trong khi thị trấn (tương đương đô thị loại V) có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định mức quy định tại điểm a” (điểm a, khoản 1, Điều 20 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 “Thị trấn có từ 5.000 người trở xuống…”), như vậy chỉ về quy mô dân số đô thị có đường biên giới đất liền đã có sự không phù hợp, quy định này sẽ gây khó khăn trong quá trình xem xét phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính đô thị.

Nhằm đảm bảo chất lượng đô thị khu vực mới được chuyển từ khu vực nông thôn trở thành đô thị không có sự chênh lệch quá lớn so với đô thị hiện hữu, cũng như chất lượng sống dân cư được đảm bảo tốt hơn khi còn là khu vực làng xã, cần cân nhắc mức độ điều chỉnh giảm chỉ tiêu của nhóm các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội và tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị. Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề xuất là 70% thay cho 50% như dự thảo…./.​

Nguồn: Trích Trang Thông tin điện tử Bộ Xây dựng.

Lượt người xem:  Views:   613
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - TJ

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Lĩnh vực Phát triển đô thị - Hạ tầng