Thông tin hoạt động
Thứ 6, Ngày 14/05/2021, 17:00
HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX: Kỳ 1 - Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/05/2021
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương được nâng lên. Qua thẩm tra đã tạo cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận và quyết nghị các nội dung tại kỳ họp, kịp thời đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ phát sinh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của tỉnh.

Thực hiện đúng trình tự, thủ tục

Thẩm tra là hình thức giám sát của các Ban HĐND tỉnh đối với các nội dung dự thảo do UBND tỉnh trình, nhằm xem xét tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của nội dung dự thảo với hệ thống pháp luật hiện hành, qua đó làm cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, thảo luận và quyết nghị các nội dung tại kỳ họp. Nhiệm kỳ qua, hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương luôn được chú trọng và nâng cao chất lượng do có sự đầu tư nghiên cứu của đại biểu hoạt động chuyên trách và trách nhiệm tham gia của thành viên các Ban. 

Ông Nguyễn Tầm Dương - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho biết, để chuẩn bị tốt việc tổ chức các kỳ họp HĐND tỉnh, căn cứ kết quả Hội nghị liên tịch và phân công của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh tổ chức nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định pháp luật có liên quan; tham dự đầy đủ các cuộc họp của UBND tỉnh để có cơ sở đưa ra các nhận định mang tính thuyết phục cao. Tùy theo nội dung, các Ban của HĐND tỉnh tiến hành khảo sát thực tế để phục vụ cho việc thẩm tra và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp bổ sung các thông tin, số liệu liên quan. Sau đó, các Ban xây dựng báo cáo thẩm tra và tổ chức họp thành viên Ban để thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung thẩm tra.


Nhiệm kỳ 2016-2021, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện thẩm tra 226 nội dung do UBND trình tại các kỳ họp 

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện thẩm tra đối với 226 nội dung do UBND trình tại các kỳ họp (Ban Kinh tế - Ngân sách: 119; Ban Văn hóa - Xã hội: 37; Ban Pháp chế: 70). Bên cạnh đó, trong thời gian giữa hai kỳ họp, trên cơ sở các nội dung UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến theo thẩm quyền, Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban của HĐND tỉnh (theo lĩnh vực phụ trách) thực hiện thẩm tra đầy đủ, kịp thời và báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến tại các phiên họp định kỳ hoặc đột xuất. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bên cạnh việc thẩm tra các nội dung trình kỳ họp, các Ban của HĐND tỉnh đã thực hiện 118 báo cáo thẩm tra phục vụ các phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh, trong đó có 68 báo cáo thẩm tra về các đề nghị xây dựng nghị quyết; 16 báo cáo thẩm tra về cho ý kiến đầu tư công và 34 báo cáo thẩm tra về các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh.

Nhìn chung, hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đảm bảo được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định và chất lượng báo cáo thẩm tra ngày càng được nâng lên. Các báo cáo thẩm tra của các Ban trình tại các kỳ họp vừa thể hiện tính khoa học, tiếp thu phản biện xã hội  vừa bám sát thực tiễn, là cơ sở cần thiết để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định tại kỳ họp.

Đảm bảo hiệu quả các nội dung được thông qua

Thông qua hoạt động thẩm tra, các kiến nghị của các Ban HĐND tỉnh đã được UBND tỉnh và các ngành chức năng nghiên cứu, tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến chế độ chính sách cho các đối tượng. Các Nghị quyết này trước khi ban hành đã được các Ban HĐND tỉnh thẩm tra kỹ nội dung và tính hợp pháp. Sau khi các Nghị quyết được ban hành và triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế -xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh. 

Một trong những nội dung liên quan đến chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng được Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh đầu tư nghiên cứu, thẩm tra là dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trình Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 17 (kỳ họp cuối năm 2020). Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh đã thống nhất cao với sự cần thiết ban hành quy định này. Theo ông Trịnh Đức Tài - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, việc xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng là một chính sách nhân văn, được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Thời gian qua, kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công cách mạng được thực hiện từ nguồn vận động Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ xây dựng mới 80 triệu đồng/căn, sửa chữa 40 triệu đồng/căn. Song đến nay mức hỗ trợ này không còn phù hợp do giá cả nhân công và vật liệu xây dựng ngày càng tăng, đồng thời việc vận động Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" còn khó khăn.

Do đó, việc đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ nguồn ngân sách của tỉnh là cần thiết nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy hiệu quả của các chính sách đền ơn đáp nghĩa. Ban thống nhất với đề xuất, mức hỗ trợ xây mới là 100 triệu đồng/căn và bổ sung thêm 20 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu; mức sửa chữa là 50 triệu đồng/căn và bổ sung thêm 10 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu. Bên cạnh đó, Ban Văn hóa – Xã hội cũng đã chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong dự thảo Nghị quyết về cơ sở pháp lý, thể thức… Các nội dung thẩm tra của Ban đã được UBND tỉnh tiếp thu để hoàn chỉnh, dự thảo Nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa IX với sự thống nhất cao của đại biểu.


Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ  17

Có thể nói, hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh là cơ sở giúp cho đại biểu HĐND tỉnh tham gia thảo luận và quyết định để Nghị quyết của HĐND tỉnh khi ban hành sẽ phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng- an ninh của địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND là một nhiệm vụ khá nặng nề, đòi hỏi các Ban của HĐND tỉnh, mà trước hết là các đại biểu chuyên trách cần có tầm hiểu biết sâu, rộng lĩnh vực được phân công, có kỹ năng và kinh nghiệm thẩm tra, có năng lực tổ chức thẩm tra một cách khoa học để xem xét kỹ các nội dung được trình, phát hiện những vấn đề đánh giá chưa sát, chưa khách quan; phát hiện những điểm chưa phù hợp, chưa bảo đảm yêu cầu về căn cứ pháp lý, tính khả thi của các đề án, nghị quyết, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến, kiến nghị thật xác đáng và có tính thuyết phục cao tại kỳ họp. Để đạt được yêu cầu đó, thành viên các Ban cần nắm vững các quy định pháp luật và tình hình thực tế địa phương.

Về vấn đề này, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá, thời gian qua, các Ban HĐND tỉnh đã tăng cường khảo sát, nắm tình hình và nghiên cứu tài liệu để phục vụ hoạt động thẩm tra. Các nội dung thẩm tra của các Ban đều được UBND tỉnh tiếp thu. Điều đó khẳng định rõ chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh ngày càng được nâng lên. Qua hoạt động thẩm tra góp phần đảm bảo các nội dung được HĐND tỉnh thông qua đạt hiệu quả, tạo thuận lợi cho UBND tỉnh trong quá trình chỉ đạo, điều hành.​

Lượt người xem:  Views:   2417
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - Home

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Media

Audio

Tag

Tin liên quan

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin hoạt động