Thông tin hoạt động
Thứ 7, Ngày 28/04/2018, 17:00
Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/04/2018 | Thái Văn Tiên
Ngày 27/4, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 – 29/4/2018). Buổi lễ đã vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Trịnh Đình Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương ĐCS Việt Nam Đỗ Mười - nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm

Dự lễ còn có lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương: các đại sứ quán, một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các cơ quan thông tấn báo chí: các thế hệ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của ngành Xây dựng qua các thời kỳ cùng gần 1000 đại biểu đại diện cho các đơn vị, DN ngành Xây dựng trên khắp cả nước .

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Xây dựng 60 năm qua và điểm lại những dấu mốc, thành tích tiêu biểu mà ngành đã đạt được.


Bộ Trưởng Phạm Hồng Hà phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Theo đó, 60 năm qua, ngành Xây dựng Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như nền tảng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Trong 60 năm qua cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng đã liên tục, bền bỉ phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh, trong thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay, quán triệt, thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, ngành Xây dựng đã có những chuyển biến, đổi mới cực kỳ quan trọng cả về nhận thức, tư duy và hành động, từ đó đã đạt được những kết quả rất nổi bật. 

Hệ thống pháp luật về xây dựng đã cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ với các đạo luật quan trọng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, hàng trăm Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, hàng vạn quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng đã cơ bản đủ sức điều chỉnh các hoạt động xây dựng. Toàn Ngành cũng đã tích cực rà soát, cắt, giảm thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo môi trường đầu tư xây dựng thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có sự chuyển biến tích cực về chất lượng và đi trước một bước trong các hoạt động xây dựng. Công tác quản lý, phát triển đô thị đạt nhiều kết quả. Thị trường bất động sản hình thành và phát triển, huy động nhiều nguồn lực xã hội cho việc phát triển các sản phẩm bất động sản. Xây dựng nhà ở cho nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng và được định hướng cụ thể thông qua Chiến lược quốc gia về nhà ở. Hiện nay, diện tích sàn nhà ở trên toàn quốc đạt 2,2 tỷ m2 sàn, bình quân 23,4 m2/người, tăng hơn 3,5 lần so với năm 1999 (giai đoạn cả nước chỉ có 730 triệu m2 sàn, bình quân 6,6 m2/người). Các chương trình hỗ trợ nhà ở đối với người có công, hộ nghèo ở đô thị, nông thôn và các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, công nhân các khu công nghiệp, sinh viên đã hỗ trợ và cải thiện nhà ở cho hàng triệu hộ và là một điểm sáng trong thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Năng lực xây dựng đã có sự phát triển đột phá, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã từng bước làm chủ khoa học, công nghệ, đủ sức cạnh tranh thắng lợi trên thị trường xây dựng trong nước và từng bước mở rộng thị trường ở nước ngoài. Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển rất mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu trong nước và xuất khẩu ra hơn 80 quốc gia. Ngành Xây dựng đã đủ sức xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia với quy mô lớn với yêu cầu kỹ thuật rất cao trên tất cả các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp và hạ tầng. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Thủy điện Ya- ly, Sơn La, Lai Châu, Khu Khí điện đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhiệt điện Vũng Áng, Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm Đèo Cả, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Ninh Bình, Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Công trình tòa nhà Landmark 81 và Trung tâm Hội nghị quốc gia, Nhà Quốc hội mới... 

Trong diễn văn ôn lại những trang sử vẻ vang của Ngành, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng nêu rõ, bên cạnh những thành tích, kết quả tốt đẹp đã đạt được, ngành Xây dựng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong hoạt động, như: Công tác xây dựng thể chế, pháp luật và quản lý nhà nước có mặt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc đổi mới và hội nhập quốc tế; việc theo dõi, đánh giá tác động của luật pháp, chính sách xử lý vướng mắc thực tiễn có lúc, có việc chưa kịp thời.


Một số đồ án quy hoạch còn hạn chế về tầm nhìn, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết còn đạt thấp, việc điều chỉnh quy hoạch ở một số địa phương còn tuỳ tiện, không đúng quy định.

Kiểm soát phát triển và chất lượng đô thị còn nhiều hạn chế, đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải, không đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thiếu sự kết nối với toàn vùng dẫn tới tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ở một số đô thị.

Bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện đậm nét trong kiến trúc.

Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu hàng hoá bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Phát triển nhà ở xã hội còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Những hạn chế, bất cập chủ yếu nêu trên đã được khắc phục từng bước, tuy nhiên đòi hỏi toàn Ngành từ Trung ương đến địa phương quyết tâm cao hơn nữa, thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi hơn nữa thì mới có thể khắc phục kịp thời và dứt điểm.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực và những thành tích rất đáng trân trọng, tự hào của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng đã đạt được trong 60 năm qua. Trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Xây dựng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tổng Bí thư  khẳng định quá trình hình thành và phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam nói riêng. Ngành Xây dựng đã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử. 

Theo Tổng Bí thư, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển chung của cả nước cũng như những định hướng phát triển và chỉ tiêu cụ thể của các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Riêng đối với ngành Xây dựng, phải "Phát triển đạt trình độ tiên tiến. Tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao".


Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Riêng đối với ngành Xây dựng, cần tập trung chỉ đạo nâng cao nhận thức về trách nhiệm của ngành đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước trong tình hình mới, xây dựng tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triển ngành để đảm nhận trọng trách xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trước những yêu cầu và thách thức mới". Cùng với đó, phải tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng. Đổi mới tư duy trong công tác tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật về xây dựng, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đủ sức điều chỉnh được các hoạt động xây dựng trong thực tiễn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. 

Trong đó, cần hoàn thiện luật pháp và cơ chế, chính sách để xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại và có bản sắc dân tộc rõ rệt, phù hợp với từng vùng, miền. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng, khuyến khích áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và góp phần chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, nhất là trong quản lý và sử dụng đất đai. Phát triển mạnh năng lực ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, nhất là đối với các công trình trọng điểm quốc gia quy mô lớn, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực; có khả năng cạnh tranh trên thị trường xây dựng khu vực và thế giới; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển xây dựng với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ. Gắn kết tiến trình đô thị hoá với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có bản sắc; đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đón trước các xu hướng mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giúp kết nối thông tin tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn và quản lý hiệu quả hơn. Ngành Xây dựng cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản vận hành thông suốt, ổn định, minh bạch, có cơ cấu hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là đất đai, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Tổng Bí thư lưu ý ngành Xây dựng "phải coi việc phát triển nhà ở cho người dân là một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội, trong đó cần hoàn thành sớm và dứt điểm việc hỗ trợ nhà ở cho người có công; bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo ở đô thị và nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp".

Tổng Bí thư nhấn mạnh, "điều then chốt nhất là phải tập trung thực hiện thật tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và khoá XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với việc đẩy mạnh "học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", xây dựng các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong ngành thật sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, phục vụ đất nước". 

Với những thành tựu đạt được, Ngành Xây dựng đã được Đảng và Nhà nước ta vinh danh, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều danh hiệu vinh dự nhà nước khác. Nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ và văn học nghệ thuật. 

Tại Lễ kỷ niệm 60 năm, Ngành Xây dựng đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) của Nhà  nước tặng thưởng cho Ngành, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao tặng.


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ Xây dựng


Trích nguồng moc.gov.vn

Thái Văn Tiên






Lượt người xem:  Views:   5934
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - Home

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Media

Audio

Tag

Tin liên quan

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin hoạt động