Thông tin cần biết
Chủ Nhật, Ngày 08/09/2019, 23:00
Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/09/2019 | Thái Văn Tiên
Ngày 03/9/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 03/CT-BXD về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Theo đó, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động công vụ, tăng cường xử lý, ngăn chặn việc nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, bước đầu đã đạt một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên thời gian gần đây, vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Bộ. Nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương còn hạn chế, yếu kém; công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu một số đơn vị chưa được coi trọng, quan tâm đúng mức; việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời.

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, chủ động phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các nội dung sau:

1. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc quy định về những việc công chức, viên chức không được làm theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công vệc và Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

2. Rà soát, bổ sung các kế hoạch của cơ quan, đơn vị thực hiện văn bản, kế hoạch của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, các Nghị định của Chính phủ, chỉ thị, quyết định, công điện của Thủ tướng Chính phủ về: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phòng chống tham nhũng, tham nhũng vặt; thực hiện trách nhiệm, kỷ cương, đạo đức, văn hóa trong thực thi công vụ để bổ sung các giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị (Có Danh mục các Kế hoạch của Bộ kèm theo).

3. Tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

3.1. Rà soát, bổ sung, công khai và nghiêm túc thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, các quy trình, hồ sơ giải quyết công việc, các quy chế, quy định về thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, quản lý tài sản công, sử dụng các nguồn vốn của đơn vị.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính, thủ tục hành chính của Bộ.

3.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hành chính trong thực thi công vụ của công chức, viên chức; tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ phù hợp với đặc thù hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Chuyển đổi vị trí công tác của công chức thực hiện một số công việc theo quy định của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

3.3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng, các cơ quan báo chí thực hiện giám sát hoạt động công vụ, phát hiện và tố cáo, phản ánh sai phạm.

Mọi phản ánh về sai phạm, vi phạm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ đều phải được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện sai phạm phải xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.

3.4. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao trách nhiệm giải trình.

Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm, sách nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ghi âm, ghi hình, ghi hình trực tuyến tại các địa điểm tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên.

3.5. Tăng cường, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng và trong mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, công chức, viên chức trực thuộc, đặc biệt là các tổ chức, công chức, viên chức làm việc ở vị trí công tác có yếu tố nhạy cảm cao; có biện pháp giám sát và thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức đơn vị mình để kịp thời phát hiện vi phạm, có biện pháp xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý.

Thực hiện nghiêm việc xử lý cá nhân vi phạm và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra việc công chức, viên chức và người lao động trực thuộc đơn vị mình có hành vi vi phạm pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà người dân, doanh nghiệp trong thực thi công vụ.

3.6. Cán bộ, công chức, viên chức chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực thực thi công vụ, trong thực hiện công việc phải tận tụy, tôn trọng và ưu tiên giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp; chấp hành nghiêm các quy định về kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ quy chế, quy định nội bộ, không hách dịch, nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; nghiêm cấm việc lợi dụng vị trí, công việc để mưu lợi cá nhân.

3.7. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở đã tổ chức phát động.

4. Tổ chức thực hiện:

4.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Bộ trưởng việc thực hiện các nội dung trên trong tháng 9/2019 và báo cáo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.

4.2. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động thực thi công vụ để kịp thời phát hiện, xử lý ngay hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp.

4.3. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ đánh giá, sơ kết, báo cáo Bộ trưởng việc thực hiện Chỉ thị này.

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triển khai và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.​


trích nguồn moc.gov.vn

Lượt người xem:  Views:   1416
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật - TJ

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Tin liên quan

Từ khóa

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin cần biết