Lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc
Thứ 3, Ngày 05/04/2016, 09:00
Chương trình phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2010-2015
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/04/2016
Thực hiện Chương trình số 19-CTr/TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về Chương trình phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đến nay, đô thị Bình Dương đã có nhiều thay đổi theo hướng đô thị văn minh, hiện đại. Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đã thực hiện buổi phỏng vấn ông Nguyễn Thành Tài – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về một số thành tựu đạt được, cũng như những khó khăn, thách thức và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

PV - Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Chương trình phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015, ông có thể cho biết chuyển biến diện mạo đô thị Bình Dương đến nay?

Trả lời: Với việc kế thừa các thành quả trước đây và sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đến nay các mục tiêu tổng quát của Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2011 – 2015 đã cơ bản hoàn thành:

Bình Dương cơ bản đã trở thành một trung tâm kinh tế trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, huy động hiệu quả nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế để dựng và phát triển đô thị; đến cuối năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt 76,9%.

Hình thái đô thị đã cơ bản hình thành theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương bao gồm vùng đô thị trung tâm (Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên), các đô thị nén phía Nam (Thuận An, Dĩ An) và vùng đô thị vệ tính phía Bắc. Quy hoạch chung đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được điều chỉnh đến năm 2025; tỷ lệ phường có quy hoạch phân khu đạt 75%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35%. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được xây dựng và ban hành tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

Khu đô thị mới tại phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một với quy mô diện tích trên 1.000 ha đang từng bước được hình thành với việc xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình như: Trung tâm hành chính tỉnh, Trung tâm hội nghị và Triển lãm tỉnh, công viên trung tâm, trường Đại học Quốc tế Miền Đông, chung cư Sora Gardens… Các khu vực đô thị cũ của Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên cũng đang được nâng cấp, chỉnh trang.

Khu đô thị mới tại phường Phú Hòa với góc nhìn từ Chung cư Sora Garden.jpg 

Ảnh - Khu đô thị mới tại phường Phú Hòa với góc nhìn từ Chung cư Sora Garden.

Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chuyển 12 xã lên phường, 48/48 xã hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng xã nông thôn mới, 30/48 xã được công nhận xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Bình Dương theo hướng đô thị hóa.

Hoàn thành nâng cấp đô thị Thủ Dầu Một từ thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II; nâng cấp các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thành thị xã, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Đang lập đề án đề nghị công nhận các đô thị Thuận An, Dĩ An đạt tiêu chuẩn đô thị loại III theo lộ trình.

Hai huyện mới được thành lập là Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên cũng đang được tập trung đầu tư trung tâm hành chính huyện lỵ, đô thị Bàu Bàng và đô thị Tân Thành được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.


PV - Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị trong thời gian qua?

Trả lời:  Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn không ít những khó khăn và thách thức:

1. Suy thoái kinh tế kéo dài ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Bình Dương nói chung và khu vực đô thị mới tại phường Hòa Phú nói riêng. Năng lực quản lý đầu tư các khu dân cư, khu nhà ở thương mại, khu đô thị còn hạn chế.

2. Kết nối về hệ thống giao thông của Bình Dương với trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh chưa thật sự tốt, thông thoáng.

3. Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản đề ra của chương trình đều đạt. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa quá cao, việc mở rộng đô thị nhanh chóng khiến cho một số chỉ tiêu khác của đô thị có xu hướng bị kéo giảm so với tiêu chuẩn đô thị loại I (như mật độ đường giao thông trong đô thị).

4. Việc lập quy hoạch đô thị vẫn còn một số đồ án chất lượng chưa cao, thiếu hoặc không khả thi khi đề xuất phân kỳ đầu tư và giải pháp thực hiện. Công tác cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch còn nhiều bất cập và khó triển khai.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án trọng điểm còn kéo dài; tiến độ thi công một số dự án về thoát nước, xử lý môi trường đô thị còn chậm. Tình hình ngập úng cục bộ chậm được khắc phục.

Các thiết chế văn hóa còn chưa xứng tầm với quy mô phát triển của đô thị, việc lập quy hoạch và triển khai một số dự án văn hóa – xã hội còn chậm, hiệu quả một số trung tâm văn hóa - thể dục - thể thao chưa cao.


PV - Một số nhiệm vụ trọng tâm Bình Dương cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 để đạt được mục tiêu đề ra là trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020?

Trả lời:  Có 06 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

Thứ 1. Các ngành, các cấp và các địa phương cần tiếp tục khai thác tốt các lợi thế so sánh của Bình Dương nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, tạo tiền đề để phát triển đô thị. Ngược lại, khi đô thị được phát triển tốt, hiện đại, có bản sắc tạo cho đô thị có tính cạnh tranh cao, hấp dẫn đầu tư sẽ mang lại sự phát triển kinh tế cao hơn theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ.

Thứ 2. Tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới gắn với nâng cấp chỉnh trang thành phố Thủ Dầu Một và các đô thị Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên theo hướng văn minh, sạch đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Thứ 3. Kết cấu hạ tầng giao thông đi trước, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông thiết yếu được ưu tiên đầu tư kết nối các vùng phát triển công nghiệp, đô thị và vúng Tp.Hồ Chí Minh, huy động và sử dụng tốt nguồn lực của nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn lực của nhân dân, nguồn lực trong nước và nguồn lực doanh nghiệp nước ngoài trong phát triển cơ sở hạ tầng với môi trường đầu tư thông thoáng chủ động … Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Thứ 4. Để thu hút đầu tư trong lĩnh vực phát triển đô thị - bất động sản cần chuẩn bị quỹ đất đã giải phóng mặt bằng; công bố công khai rộng rãi và cung cấp thông tin quy hoạch nhanh để nhà đầu tư tiếp cận; thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng phải minh bạch, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi tối đa để chủ đầu tư triển khai dự án.

Thứ 5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đô thị từ hoạch định chính sách, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị … đến năng lực điều hành, tác nghiệp cụ thể. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị từ đào tạo tại chỗ đến sử dụng lực lượng chuyên gia, tư vấn trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài.

Thứ 6. Tiếp tục tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong phát triển đô thị thông qua công tác tuyên truyền, giải thích mục tiêu tốt đẹp của các dự án và làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, trong phát triển đô thị chú trọng hướng đến con người, lợi ích của nhân dân bằng cách giải quyết vững chắc, có hiệu quả các vấn đề xã hội, an sinh, phúc lợi xã hội, Những vấn đề tiềm ẩn bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của đô thị đều cần được quan tâm.​

PV – Xin cảm ơn ông!

(Nguồn: Phòng KTQHXD lược ghi)

Lượt người xem:  Views:   3428
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật home

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc